Ngắm chiếc điện thoại “lắp ráp” của Fujitsu

0
367

Dự án Project Ara của Google đang “gây sốt” trên các mặt báo, nhưng ít người biết rằng Fujitsu (Nhật Bản) đã từng ra mắt một chiếc điện thoại “lắp ráp” có 2 thành phần vào năm 2010?

1356370

Chiếc điện thoại Separate Keitai (Tạm dịch: Di động Tách rời) của Fujitsu được nhà mạng NTT DoCoMo ra mắt vào năm 2010 mang triết lý “lắp ráp” còn táo bạo hơn cả Project Ara của Google: tách điện thoại thành 2 phần có thể hoạt động độc lập. Hai phần này được gắn liền với nhau thông qua nam châm và liên lạc qua Bluetooth. Đâu là ý tưởng đằng sau thiết kế kỳ dị của Fujitsu? Theo công ty này, người dùng có thể đọc tin nhắn trên màn hình cảm ứng trong khi vẫn trò chuyện bằng bộ bàn phím phía dưới.

Không chỉ có vậy, bàn phím của Separe Keitai cũng có thể được dùng làm gamepad (tay cầm chơi game). Phiên bản F-04B của Keitai còn được gắn vào máy chiếu, máy in, máy scan có kích cỡ chỉ ngang bằng thân điện thoại.

 

1356376

Về cấu hình, Separate Keitai cũng là một thiết bị “đỉnh” của năm 2010: màn hình cảm ứng 3.4 inch và camera 12.2MP. Do không phải là smartphone thực thụ, chiếc điện thoại này có thể đạt tới 500 giờ đàm thoại và 2000 giờ chờ. Dù sao, Keitei cũng mang trong mình một số yếu tố thông minh, ví dụ như các loại cảm biến tốc độ để người dùng có thể luyện tập thể thao.

1356373

Đáng tiếc, mức giá quá cao (660 USD, tức khoảng 14 triệu đồng) của Separate Keitai đã khiến chiếc điện thoại này không thể đánh bại được iPhone 4 hoặc các đối thủ sừng sỏ khác trong năm 2010. Tuy vậy, bạn nghĩ sao về ý tưởng một chiếc điện thoại từ Project Ara với các linh kiện có thể hoạt động độc lập: module camera có thể chụp hình, màn hình có thể hiển thị từ nhiều nguồn khác nhau, bộ phận micro và loa có thể thực hiện đàm thoại? Sẽ là rất tuyệt vời nếu như chúng ta có cơ hội tận hưởng một chiếc “Ara lai Ketai” trong tương lai.

 

Theo Vnreview