Vì sao Apple chẳng bao giờ công bố dung lượng RAM trên iPhone?

0
297
Bộ nhớ RAM ảnh hưởng khá nhiều đến trải nghiệm sử dụng

Hầu như Apple chẳng bao giờ công bố dung lượng RAM ngoài các thành phần thông số khác như vi xử lý, bộ nhớ trong, màn hình, camera. Lí do vì sao?

Tuy thông số cấu hình iPhone, iPad về mặt lý thuyết mà Apple đưa ra chẳng bao giờ có thể so sánh được với hàng ngũ các thiết bị di động cao cấp hiện nay. Nhưng trên thực tế trải nghiệm, iPhone thực sự khiến người dùng cảm thấy rất an tâm về độ nhanh nhậy, ổn định, camera đáp ứng đủ tốt và không tỏ ra thua kém bất kỳ đối thủ nào trên thị trường. Đó cũng là lí do vì sao ông lớn xứ Cupertino vẫn tự tin quảng bá thông số cấu hình kém hấp dẫn của mình trong các buổi sự kiện ra mắt sản phẩm. Bởi đội quân “tinh nhuệ” của Tim Cook hiểu rằng, trải nghiệm thực tế của sản phẩm mới chính là điều người dùng quan tâm nhất.

Apple chưa bao giờ công bố bộ nhớ RAM trên hầu hết các mẫu iDevices
Apple chưa bao giờ công bố bộ nhớ RAM trên hầu hết các mẫu iDevices

Nhưng vì sao Apple chẳng bao giờ quảng bá về bộ nhớ RAM? Đó là vì người dùng bị lu mờ bởi các thành phần khác của iPhone mà quên mất rằng bộ nhớ giúp các thiết bị đa nhiệm tốt hơn cũng là điều quan trọng không kém.

Trên thực tế, họ có một camera tốt để chụp ảnh, một bộ vi xử lý nhanh nhậy để thực thi trơn tru hầu hết các tác vụ và bộ nhớ trong vừa đủ để lưu trữ dữ liệu. Apple nghĩ điều đó là quá đủ để mang đến cho người dùng một chiếc điện thoại tốt và người dùng thông thường sẽ chẳng cần đến một bộ nhớ RAM khủng để chạy song hành các tác vụ. Tất nhiên, việc sử dụng bộ nhớ RAM khiêm tốn hơn sẽ giúp hãng phần nào tối ưu được lợi nhuận. Khi mức RAM cao hơn đòi hỏi chi phí linh kiện sẽ cao hơn.

Bộ nhớ RAM ảnh hưởng khá nhiều đến trải nghiệm sử dụng
Bộ nhớ RAM ảnh hưởng khá nhiều đến trải nghiệm sử dụng

Nhưng với những người dùng tinh ý, khắt khe và hiểu rõ hơn đôi chút về công nghệ. Họ sẽ thực sự tỏ ra khó chịu đối nếu đã từng trải nghiệm những sản phẩm đời cũ (iPhone 5s, iPhone 6, iPhone 6 Plus) của hãng. Các thiết bị này chỉ cần mở một số ứng dụng tương đối nhẹ thôi, những ứng dụng truy cập sau đó sẽ phải tải (load) lại từ đầu, cực kỳ gây khó chịu. Cụ thể, khi đang truy cập ứng dụng Facebook, mở một vài tab trên trình duyệt Safari, mở ứng dụng Facebook Messenger, Instagram. Lúc này, bạn truy cập trở lại ứng dụng Facebook hay trình duyệt Safari, New Feeds trên Facebook hay các tab website đều đồng loạt phải tải lại từ đầu.

Những năm gần đây, Apple đã dần thấy được tác hại vì các ứng dụng ngày càng nặng và nếu giữ mức RAM đó sẽ khiến trải nghiệm giảm sút theo. Điều này khiến hãng đã âm thầm nâng cấp dung lượng RAM trên iPhone 6s (2GB RAM) hay iPhone 7 Plus (3GB RAM). Nhưng rõ ràng, con số này vẫn không đáng kể so với thế giới Android, khi có nhiều thiết bị sở hữu bộ nhớ RAM lên đến 6GB, thậm chí là 8GB trong tương lai.

Tất nhiên, với bộ vi xử lý mạnh mẽ của các mẫu iPhone 5s, iPhone 6 vào thời điểm đó, việc tải lại hàng loạt các ứng dụng sẽ không mất quá nhiều thời gian của người dùng. Đó cũng là lí do khiến Tim Cook không đả động đến việc nâng cấp bộ nhớ RAM, và khi so với thông số kém cỏi so với các thiết bị di động khác, hãng cũng ngại phải tuyên bố điều này.

iPhone 7 Plus đã được nâng mức RAM lên 3GB nhưng vẫn chưa là gì so với thế giới Android
iPhone 7 Plus đã được nâng mức RAM lên 3GB nhưng vẫn chưa là gì so với thế giới Android

Vào thời điểm hiện tại, bộ nhớ RAM của iPhone tuy không mạnh mẽ bằng thế giới Android nhưng vẫn đảm đương tốt được các tác vụ thông thường. Chẳng ai ngờ nghệch đánh giá một thiết bị trải nghiệm kém khi mở đồng loạt 5 ~ 6 ứng dụng và buộc các ứng dụng này không phải tải lại từ đầu.

Với mức RAM 3GB, Apple có thể yên tâm duy trì điều này suốt vài dòng đời sản phẩm. Trừ khi có một nâng cấp lớn về nào đó về mặt công nghệ khiến Apple buộc phải nâng cấp nếu không muốn các ứng dụng của mình chỉ mới mở 1 ~ 2 ứng dụng phải yêu cầu thiết bị tải lại từ đầu.