Vì sao iPhone ít RAM nhưng lúc nào cũng mượt?

0
428

Đã bao giờ các bạn tự hỏi rằng, khi nói đến những chiếc iPhone, tại sao người ta không bao giờ phải sử dụng các phần mềm kiểm tra Benchmark?

Nói đến iPhone, người dùng thường nghĩ ngay đến những chiếc smartphone lúc nào cũng hoạt động mượt mà và ít khi có hiện tượng giật lag. Đây cũng là lý do mà nhiều người chọn mua điện thoại của Apple thay vì những mẫu máy Android của các nhà sản xuất khác trên thị trường. Và suốt bao năm nay, dù không theo đuổi cuộc chạy đua cấu hình, điện thoại của Apple chưa bao giờ bị chê bai về chất lượng phần cứng.

image-1437730020-ios-2

Tại sao chất lượng các sản phẩm của Apple lại vượt trội đến vậy. Sẽ mất nhiều thời gian hơn một chút để có thể chỉ ra câu trả lời.

Sở dĩ những mẫu máy đến từ Apple luôn được đánh giá cao về sự bền bỉ bởi Apple là nhà sản xuất điện thoại duy nhất hiện nay kiểm soát được cả 3 yếu tố tác động đến trải nghiệm của người dùng điện thoại. Các yếu tố này bao gồm chất lượng phần cứng, nền tảng hệ điều hành và hệ thống các phần mềm.

Do nắm trong tay cả 3 yếu tố này, Apple có thể tối ưu hóa một cách tối đa tài nguyên hệ thống, đồng thời lập trình để ưu tiên các ứng dụng quan trọng. Khi cần, những mẫu điện thoại của Táo khuyết có thể sử dụng bộ nhớ tạm thời của CPU, thay vì sử dụng RAM của hệ thống có tốc độ chậm hơn.

Dù ít dung lượng bộ nhớ RAM và sở hữu mức xung nhịp chậm hơn, các thông số bên trong của vi xử lý như số đơn vị xử lý, khả năng xử lý lệnh đồng thời, độ rộng dòng lệnh, bộ nhớ đệm… của các dòng chip Apple đều cao hơn so với các CPU trên những mẫu điện thoại khác cùng thời. Bên cạnh đó, Apple cũng là nhà sản xuất khá kín tiếng trong việc tiết lộ các thông số kỹ thuật trên sản phẩm của mình. Bởi vậy, dù thực sự sở hữu nhiều ưu điểm về phần cứng, người sử dụng của hãng này cũng không hề hay biết.

image-1437730019-ios

Bên cạnh việc tối ưu hóa tài nguyên hệ thống, Apple cũng rất khắt khe đối với các ứng dụng của các nhà phát triển. Để có thể tải sản phẩm của mình lên kho ứng dụng App Store của Apple, các nhà phát triển phải đảm bảo việc phần mềm của mình có sự ổn định cao, đồng thời có khả năng tương thích tốt với hệ thống.

iOS không phải là một hệ điều hành đa nhiệm đích thực. Có thể nhận thấy điều đó khi từ một cửa sổ ứng dụng, người dùng lập tức chuyển về màn hình chính. Lúc này, ứng dụng vừa chạy sẽ rơi vào trạng thái ngừng hoạt động. Điều này khác hẳn với Android khi các ứng dụng trên hệ điều hành này vẫn tiếp tục hoạt động ở trạng thái chạy ngầm.

Một nguyên nhân khác dẫn tới việc iOS có tính ổn định cao hơn Android do các nhà sản xuất thiết bị Android đều tìm cách phát triển các giao diện dành riêng cho người sử dụng các sản phẩm của mình. Điều này đã dẫn tới việc trên thực tế Android bị thay đổi và biến dạng đi rất nhiều so với phiên bản hệ điều hành gốc. Android được ưa chuộng bởi hệ điều hành này quá mở. Đây vừa là một điểm mạnh và cũng vừa là một điểm yếu của hệ điều hành này.

image-1437730160-ios-5

Cùng với việc can thiệp quá nhiều vào Android, các công ty sản xuất smartphone cũng tìm cách chèn thêm các ứng dụng của mình và các đối tác vào trong chiếc điện thoại. Thậm chí, nhiều nhà sản xuất còn can thiệp để cho người dùng không thể xóa chúng. Chính vì vậy, nhiều người sử dụng sau khi mua máy thường chọn cài đặt hệ điều hành trên chiếc điện thoại của mình về Android gốc.

Với iOS, do chỉ được phát triển và sử dụng duy nhất bởi chính Apple, sẽ không có một phần mềm rác nào từ bên thứ 3 được cài đặt sẵn vào chiếc điện thoại của Táo khuyết.

Một nguyên nhân khác cũng thường xuyên được nhắc đến khi nói về vấn đề trên, đó là việc ngôn ngữ Java thường xuyên được sử dụng đối với các ứng dụng chạy trên nền tảng Android. Các ứng dụng sử dụng ngôn ngữ này thường sinh ra nhiều file rác.

Để có thể hoạt động mượt mà, bộ nhớ RAM phải thường xuyên tiến hành xử lý các file rác nhằm dọn dẹp hệ thống. Quá trình xử lý đó tôn tốn một lượng lớn RAM và khiến những chiếc điện thoại Android trở nên chậm chạp. Với iOS, do không có file rác, hệ thống sẽ được giảm tải hoạt động đi rất nhiều.

Đó là những lý do cơ bản để giải thích nguyên nhân tại sao những chiếc điện thoại iPhone vốn có ít bộ nhớ RAM nhưng lúc nào cũng hoạt động mượt mà.