Phân biệt những kiểu camera kép trên smartphone

0
598
Iphone 7 Plus là chiếc điện thoại tiêu biểu sử dụng hệ thống camera kép với máy ảnh tele. Ảnh: Phonearena.

Camera kép hiện nay ngày càng phổ biến trên các mẫu điện thoại thông minh cao cấp. Nhưng không phải camera kép nào cũng giống nhau và lợi ích chúng mang lại cũng khác nhau.

Hệ thống máy ảnh kép trên điện thoại thông minh đã xuất hiện khoảng vài năm nay. Sớm nhất là máy ảnh 3D kỳ lạ trên HTC Evo 3D. Sau đó, HTC lại một lần nữa giới thiệu nó dưới một hình thức khác trên chiếc One M8.

Trong khi đó, LG quyết định đưa ống kính góc rộng của mình lên chiếc LG G5. Apple đi theo hướng khác bằng cách bổ sung một ống kính tele trên chiếc 7 Plus. Trước đó, Huawei đã có những ý tưởng khác với máy ảnh đơn sắc của Leica trên chiếc Huawei P9.

Nhưng có bao nhiêu hệ thống máy ảnh kép trên những thiết bị trên? Và chúng khác nhau ở những điểm gì?

Bộ cảm biến độ sâu

Đây là hình thức cơ bản nhất của hệ thống camera kép. Trong hệ thống này, máy ảnh chính được kèm theo một camera thứ hai có chức năng duy nhất là 3D. Con người có hai mắt với những điểm nhìn khác nhau một chút giúp chúng ta cảm nhận chiều sâu, đặc biệt là những thứ gần chúng ta.

Camera phụ trong hệ thống này hoạt động tương tự. Với camera thứ hai, hệ thống có thể lấy nét các đối tượng phía trước của ảnh. Thông tin này sau đó được sử dụng để tách đối tượng phía trước khỏi nền.

HTC One M8 là sản phẩm đầu tiên sử dụng camera kép với cảm biến độ sâu. Ảnh: Phonearena.
HTC One M8 là sản phẩm đầu tiên sử dụng camera kép với cảm biến độ sâu. Ảnh: Phonearena.

Việc sử dụng phổ biến nhất của kỹ thuật này là để tạo ra một hiệu ứng mờ phông nền. Khác với máy ảnh DSLR có những cảm biến lớn, máy ảnh nhỏ gọn của điện thoại thông minh không thể đạt được hiệu ứng xóa phông tốt được.

Thay vào đó, kỹ thuật này được sử dụng để tìm ra các đường viền của đối tượng đứng gần máy ảnh và sau đó áp dụng hiệu ứng màu xanh tím trên mọi thứ khác. Điều này sẽ tạo cảm giác về độ sâu của ảnh.

Đó là trên lý thuyết nhưng thực tế, kỹ thuật này có những hạn chế của nó. Trừ khi đối tượng của bạn là một tấm bìa cứng, nó sẽ có một bức ảnh có hiệu ứng chiều sâu giữa toàn bộ chủ thể và nền. Máy ảnh phân biệt các cạnh của chủ thể khá tốt.

Nhưng ngay cả khi nó hoạt động tốt, nó vẫn trông không tự nhiên. Đặc biệt khi hầu hết máy ảnh thông minh có tính năng này áp dụng hiệu ứng làm mờ lên tất cả mọi thứ trong nền là như nhau. Với máy ảnh DSLR thì cường độ làm mờ tăng theo khoảng cách từ điểm được lấy nét.

Ảnh xóa phông bởi máy ảnh kép của HTC One M8. Ảnh: Phonearena.
Ảnh xóa phông bởi máy ảnh kép của HTC One M8. Ảnh: Phonearena.

Hệ thống camera với bộ cảm biến độ sâu chuyên dụng là một trong những hệ thống máy ảnh kép hiếm thấy nhất. Việc sử dụng phổ biến đầu tiên của nó được nhìn thấy trên HTC One M8 nhưng ngày nay chỉ có những điện thoại thông minh cơ bản nhất như Honor 6X hoặc Lenovo K8 Plus. Những chiếc máy này sử dụng một ống kính cảm biến sâu chuyên dụng.

Máy ảnh đơn sắc

Hệ thống được thực hiện phổ biến hơn một chút là máy ảnh đơn sắc. Trong phương pháp này, máy ảnh chính được kèm theo một camera phụ giống hệt nhau. Cả hai máy ảnh này thường có cảm biến, khẩu độ, thấu kính và hệ thống lấy nét giống nhau.

Sự khác biệt chính là cảm biến thứ hai không có bộ lọc màu RGB. Điều này khiến cảm biến thứ 2 không thể chụp được ảnh màu nhưng ngược lại, vì ít bị chặn cảm biến hơn nên máy ảnh đơn sắc có thể thu được nhiều ánh sáng hơn.

Huawei là hãng đi đầu trong việc sử dụng cụm camera kép của Leica với máy ảnh đơn sắc. Ảnh: Phonearena.
Huawei là hãng đi đầu trong việc sử dụng cụm camera kép của Leica với máy ảnh đơn sắc. Ảnh: Phonearena.

Mỗi lần bạn chụp một bức ảnh, hệ thống máy ảnh kết hợp đầu ra của cả hai máy ảnh và ghép lại thành một hình ảnh. Về lý thuyết, hai hình ảnh này khi kết hợp sẽ có chi tiết hơn và giảm nhiễu. ngoài ra, bạn cũng có thể chụp từ một máy ảnh đơn sắc và có được chi tiết hình ảnh tốt hơn một chút so với bức ảnh có màu.

Một trong  những ví dụ đầu tiên của hệ thống này là Huawei P9 và nhiều model tương tự đến từ Trung Quốc. Tuy nhiên, những ưu điểm của hệ thống này không rõ ràng. Nó chỉ là hệ thống xử lý hình ảnh tốt, chưa cho thấy ý nghĩa thực sự của camera kép.

Máy ảnh góc rộng

Xuất hiện lần đầu tiên trên LG G5 thời điểm đầu năm ngoái. Để lấy mẫu của LG, điện thoại này có camera chính 16 MP, góc nhìn 29 mm và máy ảnh thứ cấp 8 MP góc rộng 12,2 mm. Tiêu cự 12 mm cho phép camera thứ cấp mở rộng tầm nhìn của camera. Điều này cho phép người dùng chụp được một diện tích lớn hơn trong bức ảnh của mình.

Máy ảnh góc rộng chủ yếu được sử dụng trên các dòng máy của LG. Motorola gần đây đã đưa công nghệ này lên chiếc X4. Ống kính góc rộng cho bạn một góc nhìn rất độc đáo mà bạn không hề hay biết ở những chiếc điện thoại thông minh. Ngoài giá trị thực tế là chụp được một nhóm người lớn ở khoảng cách gần, bạn còn có thể chụp được một số bức ảnh thú vị.

Sự lặp lại của hệ thống này có những bất lợi của nó. Trên G5 và V20, chất lượng hình ảnh với góc cực rộng đã gây méo mó ở viền của bức ảnh. Điều này giống như các hình ảnh từ GoPro và ống kính mắt cá.

Tuy nhiên LG đã dần dần cải thiện điều này. Và trong mẫu điện thoại mới nhất của mình là V30, LG đã thiết kế ống kính thứ cấp không chỉ có chất lượng hình ảnh đáng nể mà còn giảm tối đa sự méo mó của hình ảnh ở các cạnh.

Máy ảnh Telephoto

Phổ biến nhất của tất cả các hệ thống máy ảnh kép ngày nay là máy ảnh tele. Trong đó, máy ảnh chính được ghép nối với một máy ảnh thứ hai có ống kính tele (tiêu cự dài).

Kể từ khi iPhone 7 Plus ra mắt, các nhà sản xuất khác đã học theo và tích hợp zoom quang 2x cho ống kính tele thứ hai. Điều này có nghĩa là ông kính thứ cấp có hai lần tiêu cự của ống kính chính. Cho phép bạn chụp được  những bức ảnh zoom quang học ngay lập tức.

Iphone 7 Plus là chiếc điện thoại tiêu biểu sử dụng hệ thống camera kép với máy ảnh tele. Ảnh: Phonearena.
Iphone 7 Plus là chiếc điện thoại tiêu biểu sử dụng hệ thống camera kép với máy ảnh tele. Ảnh: Phonearena.

Có rất nhiều lợi thế của hệ thống này. Đầu tiên bạn được zoom quang học 2x. Trong quá khứ, việc zoom hình ảnh trên điện thoại thông minh phần lớn đã được thực hiện bằng kỹ thuật số.  Zoom quang học cho chất lượng hình ảnh tốt hơn nhiều so với zoom kỹ thuật số.

Chụp bằng ống kính tele cũng có ưu điểm khác. Ống kính tele phù hợp chụp chân dung hơn là góc rộng vì chúng có độ méo ít hơn và làm nổi bật đối tượng hơn. hầu hết nhà sản xuất đi trước một bước và cũng có thể thực hiện hiệu ứng làm mờ nền mà chúng ta đã thấy với hệ thống cảm biến độ sâu. Sự kết hợp của một ống kính tele và mờ phông cho kết qủa vượt trội hơn việc chỉ áp dụng hiệu ứng mờ phông trên ống kính góc rộng.

Tất nhiên hệ thống này có những bất lợi. Cho đến nay, không nhà sản xuất nào có thể cân bằng giữa 2 camera. Khi iPhone 7 Plus ra mắt năm ngoái, nó có một khẩu độ nhỏ hơn nhiều so với máy ảnh chính. Lần lượt là f/2.8 và f/1.8. Camera phụ cũng không có chống rung quang học OIS. iPhone 8 Plus ra mắt năm nay được trang bị với thứ tự sắp xếp tương tự (mặc dù các cảm biến này tốt hơn so với năm ngoái). Thậm chí cả iPhone X chỉ có khẩu độ f/2.4 cho máy ảnh thứ hai mặc dù có chống rung quang học OIS.

Ảnh chụp từ ống kính góc rộng (trên) và tele (dưới) từ iPhone 7 Plus. Ảnh: Phonearena.
Ảnh chụp từ ống kính góc rộng (trên) và tele (dưới) từ iPhone 7 Plus. Ảnh: Phonearena.

Chất lượng khi chụp bằng ống kính tele bị giảm xuống ở một số trường hợp. Nó thậm chí còn tệ hơn khi ở môi trường ánh sáng thấp. hầu hết nhà sản xuất chỉ chọn vô hiệu camera tele hoàn toàn khi không đủ ánh sáng.

Thay vào đó khi người sử dụng bấm nút 2x, máy ảnh chỉ thực hiện zoom kỹ thuật số 2x trên thấu kính góc rộng chính. Bất kỳ thao tác phóng lớn hình ảnh cũng đều được thực hiện kỹ thuật số trên thấu kính chính. Như vậy chúng ta đã mất đi ống kính phụ và khả năng của nó trong trường hợp này. Có nhiều cách để buộc máy phải thực hiện ống kính thứ hai nhưng kết quả thường không tốt.

Hầu hết những hạn chế này đều là tạm thời và một năm sau những tiến bộ sẽ khỏa lấp những khuyết điểm trên hệ thống camera kép. Không chỉ cung cấp cho người sử dụng một khả năng zoom quang học rất cần thiết mà hệ thống này còn cho chúng ta một bức ảnh với góc rộng hơn hoặc trường ảnh sâu hơn. Đó là những lợi ích của hệ thống camera kép đang ngày một hoàn thiện trên các dòng điện thoại thông minh hiện nay.