Thiết kế smartphone: Kim loại lên ngôi

0
267
R7 Plus (trái) và R7 Lite với thiết kế nhôm nguyên khối và mặt lưng được phủ lớp cát mịn.

Sau nhựa, kính và nhựa giả da, kim loại là chất liệu được nhiều thương hiệu điện thoại ưu ái sử dụng trong các thiết kế mới nhất.

Thiết kế của smartphone có sự tiến hóa từ chất liệu ban đầu là nhựa, sau đó nâng cấp lên kính hay nhựa giả da. Giờ đây kim loại được xem là xu hướng mới, trong đó nhôm được đánh giá cao bởi mang lại sự sang trọng, đẳng cấp.

Còn nhớ, Nokia từng màu sắc hóa nắp lưng các smartphone Lumia. Đến khi thương hiệu Lumia được bán lại và điều hành bởi Microsoft, các dòng sản phẩm tiếp theo vẫn trung thành với vỏ nhựa. Cũng thời gian đó, Samsung lại chọn thiết kế vỏ nhựa giả da cho Galaxy Note 3, còn LG có dòng smartphone G3 với vỏ nhựa có hiệu ứng kim loại.

Vỏ nhựa sắc màu của dòng Lumia.
Vỏ nhựa sắc màu của dòng Lumia.

Trước đó, nhiều câu hỏi về thiết kế và sự ổn định của iPhone cũng được đặt ra. Apple đã có một bước ngoặc khi “nhảy” từ vỏ nhựa trên iPhone 3GS lên chất liệu thép không gỉ trên iPhone 4, sau này là hợp kim nhôm trên iPhone 5S, iPhone 6.

Vỏ kim loại là phong cách thiết kế dường như chỉ xuất hiện trên các dòng smartphone cao cấp từ các thương hiệu như Apple, Sony, Samsung. Có thể điểm danh những sản phẩm như Sony Xperia Z3+ (giá 17 triệu đồng khi ra mắt), iPhone 6/6 plus (giá bán ra trên dưới 20 triệu đồng). Samsung cũng bắt đầu đưa chất liệu kim loại vào thiết của Galaxy Note 5 thay cho vỏ nhựa và nhựa giả da trong các đời sản phẩm trước.

Sự thay đổi trong thiết kế vỏ của iPhone.
Sự thay đổi trong thiết kế vỏ của iPhone.

Thương hiệu OPPO cũng từng giới thiệu chiếc smartphone R1 hai mặt kính, thu hút sự chú ý đặc biệt của giới công nghệ. Giờ đây, họ tiếp tục chứng minh sự sáng tạo và khả năng thẩm mỹ qua bộ đôi R7. Thiết kế kim loại được hãng gia công tỉ mỉ, chế tác tinh xảo bằng những công nghệ tiên tiến.

Ngôn ngữ thiết kế của bộ đôi OPPO R7 là sự hòa quyện giữa thời trang và công nghệ, khi sản phẩm lấy cảm hứng từ vòng cung của cổ đàn vĩ cầm, tạo ra một đường cong trên mặt lưng, vừa đủ để không quá tròn và không hằn tay khi cầm nắm.

Hợp kim nhôm – magie mà bộ đôi điện thoại này sử dụng là chất liệu được dùng trong công nghệ sản xuất máy bay với đặc tính nhẹ, bền, tản nhiệt tốt. Mặt lưng và khung máy kết hợp cùng mặt kính viền cong 2.5D độc đáo đã tạo nên một sản phẩm tinh tế, sang trọng.

Màn hình viền cong 2.5D của OPPO êm tay, cho hiệu quả hiển thị sống động.
Màn hình viền cong 2.5D của OPPO êm tay, cho hiệu quả hiển thị sống động.

Mặt lưng của bộ đôi R7 được phủ lớp cát mịn, cho bề mặt có độ bám, sáng mịn và sang trọng, hạn chế trầy xước. Trong khi đó, mặt trước là kính cường lực Gorilla Glass 3 cứng cáp. Những chất liệu tốt đòi hỏi một quá trình gia công tốn nhiều thời gian và công sức hơn, chỉ riêng việc đánh bóng bề mặt đã trải qua 48 công đoạn. Qua đó cho thấy khâu gia công sản phẩm đòi hỏi độ chính xác rất cao.

R7 Plus (trái) và R7 Lite với thiết kế nhôm nguyên khối và mặt lưng được phủ lớp cát mịn.
R7 Plus (trái) và R7 Lite với thiết kế nhôm nguyên khối và mặt lưng được phủ lớp cát mịn.

Chế tác trên kim loại nguyên khối đòi hỏi nhiều chi phí đầu tư cho việc nghiên cứu, dây chuyền công nghệ, nhân công và giá thành vật liệu . Vì thế, đây được coi là xu hướng thiết kế của smartphone cao cấp.